Cùng
với sự ra đời của khoa Khoa học Cơ bản, Bộ môn Hoá được thành lập từ tháng 9
năm 1966. Từ chỗ chỉ có 3 cán bộ giảng dạy, trải qua gần 50 năm phấn đấu không
ngừng và phát triển, hiện nay Bộ môn đã có một lực lượng cán bộ giảng dạy và nghiên
cứu khoa học khá mạnh: 17 cán bộ, trong đó có 09 tiến sĩ, 08 thạc sĩ (03 nghiên
cứu sinh).
Bộ môn được chia thành 4 nhóm chuyên môn:
-Hoá vô cơ: có 05 cán bộ (04 TS, 01 ThS)
-Hoá phân tích - môi trường: 04 cán bộ (02 TS, 02 ThS)
-Hoá hữu cơ: 05 cán bộ (02 TS, 02 ThS)
-Hoá lý: 04 cán bộ (02 TS, 02 ThS)
Công tác đào tạo:
+ Công tác giảng dạy:
Bộ môn Hóa học đảm nhận công tác giảng dạy cho các hệ sinh viên trong toàn trường (hệ đại học chính quy, hệ đại học vừa học vừa làm, hệ cao đẳng, hệ liên thông), đồng thời các cán bộ giảng dạy của bộ môn Hóa cũng tham gia công tác đào tạo, hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Các học phần Bộ môn Hóa học đảm nhận:
1. Hóa học đại cương - Phần 1 (4010301)
2. Hóa học đại cương - Phần 2 (4010302)
3. Hóa học Vô cơ - Phần 1 (4010303)
4. Hóa học Vô cơ - Phần 2 (4010304)
5. Hóa học Phân tích - Phần 1 (4010305)
6. Hóa học Phân tích - Phần 2 (4010306)
7. Cân bằng pha và hóa keo (4010307)
8. Hóa lý - Phần 1 (4010308)
9. Hóa học hữu cơ - Phần 1 (4010309)
10. Hóa học hữu cơ - Phần 2 (4010310)
11. Hóa lý - Phần 2 (4010313)
12. Chemistry 2A (Chem 2A)
13. Chemistry 2B (Chem 2B)
14. Chemistry 2C (Chem 2C)
+ Olympic: Bộ môn Hóa học là một trong các bộ môn đạt được nhiều thành tích trong công tác huấn luyện Đội tuyển Olympic Hóa học sinh viên trong kỳ thi Olympic Quốc gia:
-
Năm 2005: 01 giải Ba
-
Năm 2006: 01 giải Ba, 01 giải Khuyến khích
-
Năm 2008: 02 giải Ba, 01 giải Khuyến khích
-
Năm 2012: 02 giải Nhì; 03 giải Ba (giải Ba toàn đoàn)
-
Năm 2014: 04 giải Nhì; 01 giải Ba (giải Ba toàn đoàn)
- Năm 2016: 01 giải Nhất; 04 giải Nhì
Nghiên cứu khoa học:
+ Giáo trình, bài giảng: các cán bộ của Bộ mônHóa học đã hoàn thành và xuất bản 12 giáo trình, hoàn thiện bài giảng cho các học phần của Bộ môn.
+ Đề tài NCKH các cấp: 01 đề tài cấp quốc gia; 09 đề tài cấp Bộ; 44 đề tài cấp Trường.
+ Bài báo khoa học: đã công bố 150 bài báo trên các tạp chí Quốc tế, quốc gia và Hội nghị Khoa học các cấp.
+ Các hướng nghiên cứu chính:
- Nghiên cứu, điều chế, biến tính vật liệu mao quản ứng dụng làm chất hấp phụ xử lý môi trường, làm chất xúc tác cho một số quá trình chế biến dầu mỏ.
- Nghiên cứu tách chiết, xác định cấu trúc một số hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao từ nguồn nguyên liệu tự nhiên.
- Nghiên cứu sự tạo phức, các phương pháp xác định và tách các nguyên tố quý hiếm.
- Nghiên cứu các quy trình phân tích các kim loại nặng (Pb, Cu, Cd, Zn, ...) trong các đối tượng khác nhau bằng phương pháp phân tích điện hóa, trắc quang hiện đại.
- Nghiên cứu quan trắc và xử lý môi trường ở các khu mỏ, khu công nghiệp.
- Nghiên cứu vật liệu, vật liệu nano, vật liệu quang, ứng dụng vật liệu trong y sinh, điện hóa.
Phòng thí nghiệm:
Bộ môn Hóa học có 6 phòng thí nghiệm (trong đó có 1 phòng tại cơ sở Vũng Tàu):
- Phòng thí nghiệm số 1: Phục vụ thí nghiệm Hóa Đại cương 1
- Phòng thí nghiệm số 2: Phục vụ thí nghiệm Hóa Vô cơ 1, Hóa Lý, TN chương trình tiên tiến
- Phòng thí nghiệm số 3: Phục vụ thí nghiệm Hóa Phân tích 1, Cân bằng pha - Hóa keo
- Phòng máy: Phục vụ thí nghiệm Hóa phân tích 2 và nghiên cứu khoa học với các thiết bị hiện đại: máy trắc quang, máy cực phổ, máy đo điện thế và pH, lò nung.
- Kho hóa chất: Chứa dụng cụ và hóa chất dự phòng
- Phòng TN tại cơ sở Vũng Tàu: Phục vụ thí nghiệm các học phần trên