Friday, 17 October 2014 |
Tia cực tím (hay tia tử ngoại, tia UV), (tiếng
Anh là Ultraviolet) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy
nhưng dài hơn tia X. Tia cực tím có bước sóng nằm trong dải từ (10 nm÷380 nm) tương ứng với
dãy tần số 8E14 Hz÷3E16 Hz.
Dựa vào tác dụng sinh, lý các nhà khoa học chia
thành các vùng tia tử ngoại như sau:
Dựa trên tác dụng sinh học:
+ Tia UVA (380 nm÷315 nm; 3.1÷3.94eV) hay còn gọi là sóng dài hay “ánh
sáng đen”.
+ Tia UVB (280 nm÷315 nm; 3.94÷4.43eV) hay gọi là bước sóng trung bình.
+ Tia UVC (100 nm÷280nm; 4.43÷12.4eV) hay gọi là sóng ngắn, có tính tiệt
trùng.
Dựa trên tác dụng vật lý:
+ Tử ngoại gần NUV (400 nm÷ 300 nm;3.10 – 4.13 eV)
+ Tử ngoại trung MUV (300÷ 200 nm; 4.13 – 6.20 eV)
+ Tử ngoại xa FUV (200÷122 nm; 6.20 – 10.16 eV)
+ Hydrogen Lyman-alpha (H Lyman-α,122÷121 nm; 10.16– 10.25 eV)
+ Tử ngoại cực xa (EUV; 121÷10 nm;10.25÷124 eV)
+ Tử ngoại chân không (VUV; 200÷10 nm; 6.20÷124 eV)
Hình 1: Đèn tạo tia cực tím (UV)
Tính chất
+ UVC, UVB bị hấp thụ bởi tầng Ozon, phản ứng hóa học tạo ozon nhờ xúc
tác bởi tia UVC. UVA vẫn chiếu tới được mặt đất.
+ Thủy tinh trong suốt với UVA nhưng lại mờ đục với UV có bước sóng bé
hơn.
+ Thạch anh hay silic chất lượng tốt có thể trong suốt với cả VUV.
+ Một số sinh vật phát sáng rất đẹp dưới tác dụng của tia cực tím.
Hình 2: San hô rực rỡ dưới dèn chiếu tia cực tím
Lợ ích
Tia UV giúp da tổng hợp vitamin D, kích thích hoạt động chính của cơ thể.
Ngoài ra tia UV còn có khả năng diệt khuẩn, tiệt trùng, chữa bệnh vẩy nến.
Hình 3: Ngủ dưới đèn UV để chữa bệnh
Tác hại
Tia UV có thể làm suy hoại võng mạc, cườm mắt hay làm lòa, mù mắt. Tia
UV còn có thể làm ung thư da, u hắc tố. Sự tấn công của chúng lên da đã phá hủy các mẩu của phân tử ADN chứa thông tin di truyền của tế bào da. Chấn thương đó làm đảo lộn sự ghi chép mật mã thông tin của tế bào da, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
Hình 4: Bệnh ung thư da do bị tia cực tím cường độ cao từ mặt trời chiếu tới bề mặt da
|